7.4.08

Rau quả

Bắp cải

Nhất là cải thảo, chứa những chất chống bệnh dạ dày và ung thứ vú. Khi ăn, không nên nấu nhừ.
Lượng vitamin trong bắp cải nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt, 3,6 lần so với khoai tây, hành tây. Điều đặc biệt là vitamin A và P trong cải bắp kết hợp với nhau làm cho thành mạch máu bền vững hơn. Trong cải bắp còn có các chất chống ung thư: Sulforaphane, phenethyl isothiocyanate và Indol-33 carbinol.
Theo Đông y, cải bắp vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng hòa huyết, thanh nhiệt, thanh phế, trừ đàm thấp, sinh tân, chỉ khát, mát dạ dày, giải độc, lợi tiểu.
Cải bắp cũng giúp chống suy nhược thần kinh, giảm đau nhức phòng chống các bệnh ung thư, tim mạch và nhiều loại bệnh khác.
Còn theo Tây y, cải bắp đã được dùng để chữa nhiều bệnh thông thường như mụn nhọt, sâu bọ đốt, giun, đau dạ dày. Ở châu Âu từ thời thượng cổ, người ta đã gọi bắp cải là "thuốc của người nghèo".
Cà chua

Chứa chất lycopene, duy trì sự năng động cả về tinh thần lẫn thể chất. Có thể ăn cà chua sống, cà chua nấu, hoặc nước cốt cà chua đều rất tốt vì chất lycopene không bị phân hủy khi chế biến.
Theo y học cổ truyền, cà chua vị ngọt chua, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, chỉ khát, dưỡng âm và lương huyết, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như nhiệt bệnh phiền khát, môi khô họng khát do vị nhiệt, can âm bất túc, hay hoa mắt chóng mặt, âm hư huyết nhiệt, chảy máu cam, chảy máu chân răng, tiêu hóa kém, loét dạ dày, huyết áp cao…
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, cà chua rất giàu sinh tố và các nguyên tố vi lượng, chất tomatin có trong thành phần của nó có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn và nấm, vitamin P rất có ích cho việc phòng chống cao huyết áp. Gần đây, người ta phát hiện cà chua còn có khả năng phòng chống ung thư và làm chậm khả năng lão hóa.
Rau dền
Chứa chất lutein chống lão hóa, đồng thời có cả acid folic giúp hoạt động của não và mạch máu.
Theo Đông y, rau dền vị ngọt nhạt, tính lạnh, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, chữa được nhiều bệnh như táo bón, bệnh phụ sản, khớp xương sưng đau... Dân gian thường dùng cả thân, lá, rễ, hạt của cây dền gai để làm thuốc. Dền gai chứa nhiều muối kali nên có tác dụng lợi tiểu.
Sau đây là một số ứng dụng cụ thể:
- Chữa bỏng, thúc nhọt chóng mưng mủ: Lấy lá rau dền giã nát đắp lên chỗ tổn thương.
- Chữa phụ nữ hậu sản: Dùng rau dền tía nấu canh hoặc sắc lấy nước nấu cháo để ăn. Kết quả rất tốt.
- Chữa bạch đới, khí hư: Lấy rễ rau dền gai 20 g, lá bạc hà 16 g, phơi khô, thái nhỏ, sắc với 400 ml nước lấy 200 ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.
- Chữa đi lỵ ra máu: Rễ dền gai 20 g, lá huyết dụ 12 g, trắc bá diệp 8 g, hoa hòe 4 g. Đem các vị thái nhỏ, sao vàng, sắc lấy nước uống như trên.
Cải xanh

Có thể giảm nguy cơ ung thư bởi có chứa rất nhiều chất chống lại các hóa chất hữu cơ gốc tự do.
Đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Ung thư (Cancer Research) số ra ngày 15/1, một nhóm các nhà khoa học Mỹ cho biết cà chua và bông cải xanh, mỗi loại riêng lẻ đều có những lợi ích trong việc chống lại ung thư. Nhưng kết hợp cả hai trong thực đơn hàng ngày sẽ càng có thêm hiệu quả kháng ung thư tốt hơn.
Cà rốt

Chứa nhiều beta carotene là chất miễn dịch rất tốt.
Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy, cà rốt có chứa chất caroten, chất có thể chuyển hoá thành vitamin A, làm cho mắt chúng ta sáng hơn, giúp phòng các bệnh khô mắt, quáng gà.
Chính vì thế, các nhà chuyên môn khuyên những người làm công việc thuộc lĩnh vực điện đài nên ăn nhiều cà rốt. Bên cạnh đó, cà rốt còn có khả năng chống bệnh ung thư. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một vài phương pháp dùng cà rốt.
Phương pháp chữa bệnh bằng cà rốt đơn giản
- Người mắc chứng huyết áp có thể mỗi ngày uống một lần nước cà rốt được ép ra từ 1kg cà rốt, có thể uống lâu dài, nên chia đôi lượng cà rốt, uống ngày 2 lần vào sáng và tối.
- Đối với trẻ em tiêu hoá kém, nên lấy cà rốt thái mỏng đem xào lên ăn.
- Dùng khoảng 200g cà rốt, nấu chín lên để uống sẽ có công dụng với những người mắc bệnh kiết lị dai dẳng.
Súp lơ

Có chất ngăn chặn sự rối loạn hormone ở phụ nữ, tránh dẫn đến bệnh ung thư vú.
Ngoài ra, ăn súp lơ trắng và xúp lơ xanh mỗi tuần hai lần có thể giảm được một nửa nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
Một nhóm khoa học, do các chuyên gia Viện ung thư quốc gia Mỹ tại Maryland dẫn đầu, đã tiến hành công trình nghiên cứu trên bằng cách theo dõi chế độ ăn của 29.000 người đàn ông trong 4 năm và tất cả những người này thường xuyên được soi chụp để phát hiện dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt.
Kết quả cho thấy, những người ăn súp lơ trắng giảm được 52% nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt và những người ăn xúp lơ xanh giảm được 45% nguy cơ này, trong khi các loại rau khác không có biểu hiện rõ ràng.
Hành tây và tỏi

Chứa nhiều chất quercetin giữ không cho lượng cholesrol tấn công mạch máu.
Không những thế, tỏi và hành tây là thực phẩm chống ung thư đã được giới y học xác định và công nhận, bởi vì tác dụng chống ung thư của chúng khá rõ rệt.
Các điều tra về bệnh truyền nhiễm cho biết: trong số lượng những người hay ăn tỏi sống, tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày rất thấp. Nguyên nhân chính là do tỏi có thể làm giảm đáng kể hàn lượng nitrite trong dạ dày và giải thấp khả năng tạo ra nitrosamine, điều này có tác dụng rất tốt giúp cơ thể phòng chống được ung thư.
Hiệu quả phòng chống ung thư của hành tây và tỏi tương tự nhay. Các nghiên cứu y học phát hiện thấy, trong hành tây có chất vescalin (C27H20O8), đây là chất chống ung thư tự nhiên. Nghiên cứu chỉ rõ những người thường xuyên ăn hành tây có tỷ lệ ung thư dạ dày thấp hơn 25% so với những người ăn ít hoặc không ăn hành tây và tỷ lệ chết do ung thư dạ dày cũng thấp hơn 30%.
Quả bơ
Với chất gultahione "làm sạch" lượng chất béo bị ôxy hóa trong ruột.
Theo Đông y quả bơ có vị ngọt bùi, tính mát, nhiều chất dinh dưỡng, dễ tiêu hoá, làm cân bằng thần kinh, phục hồi sức khoẻ, giúp an thai và ổn định dạ dày, gan mật…
Một số bài thuốc từ quả bơ
Chữa đau dạ dầy
Quả bơ 300g. Nghệ vàng 150g. Mật ong 50ml.
Cách dùng: Lấy thịt qủa bơ hấp chín, sấy khô. Nghệ vàng phơi khô, tán nhỏ thành bột mịn, dùng mật ong luyện thành viên bằng khoảng hạt ngô, phơi khô, ngày uống hai lần, mỗi lần 5 viên với nước sôi để nguội.
Bài thuốc giúp cân bằng thần kinh
Quả bơ: 200g. Hoa nhài 50g. Mật ong 30g.
Cách dùng: Thịt quả bơ hấp chín, phơi khô cùng với hoa nhài rồi tán thành bột mịn, trộn cùng mật ong viên thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống hai lần, mỗi lần 5 viên, uống với nước sôi để nguội.
Ngoài ra, trong quả bơ còn có nhiều vitamin A, C,E, sắt, kali, niacin, protein, dầu là nguồn là nguồn dinh dưỡng quý cho tóc. Bạn có thể dùng lòng trắng trứng trộn với thịt quả bơ và dầu oliu để tạo thành một hợp chất sền sệt thoa quyện vào tóc. Sau khi bôi xong, bạn ngồi chờ khoảng 30 phút, sau đó gội đầu bằng dầu gội đầu bình thường.
Cam, quýt, chanh, bưởi

Cũng có rất nhiều chất chống ôxy hóa như gultahione... Làm tăng cholesterol tốt trong máu, khi cholesterol tốt gia tăng thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch giảm đi.
Cũng như tất cả những loại trái cây và rau quả khác, cam quýt có khả năng phòng ngừa ung thư (đặc biệt là ung thư dạ dày và thanh quản) vì chúng giàu chất chống oxy hóa. Các chất terpene trong cam quýt còn hỗ trợ tác dụng của những enzyme tẩy độc, chống tác nhân ung thư.
Nho

Nhất là loại nho tím, chứa nhiều trong vỏ và hạt chất quercetin. Chất này giúp điều chỉnh nồng độ cholesterol và chống hiện tượng máu dồn cục.
Theo Đông y, quả nho vị ngọt, chát, tính bình, không độc, vào các kinh phế, tỳ và thận, có tác dụng bổ khí huyết, mạnh gân cốt, tăng lực, cường trí, lợi tiểu, được dùng để chữa các chứng khí huyết hư nhược, gân cốt tê đau, phế hư và các bệnh về tiết liệu. Còn rễ nho vị ngọt chát, tính bình, là một vị thuốc trừ phong thấp, lợi tiểu tiện, chữa phù thũng.
Gần đây, các nhà khoa học còn phát hiện thấy ăn nhiều nho còn có thể chống được ung thư vì trong quả nho có chất quercetin bình thường vẫn tiềm ẩn không hoạt động, nhưng khi tiếp xúc và bị tác động bởi vi khuẩn trong bộ máy tiêu hóa sẽ biến thành một chất có khả năng chống ung thư.
Nhà y học người Mỹ Stoner cũng cho biết chiết xuất từ một số loại quả trong đó có nho, có khả năng ngăn chặn tác hại của nhiều loại hóa chất gây ung thư và aflatoxin (loại độc tốc do nấm mốc aspergillus flavus tiết ra thường có trong lạc mốc đã bị kết tội là có thể gây ung thư gan).
đu đủ

Bộ phận dùng để ăn và làm thuốc
- Quả
- Nhựa (từ quả, lá, rễ, hoa).
Tác dụng dược lý
Kháng khuẩn (rễ, vỏ, hạt).
- Diệt giun: trị giun đũa và giun kim (hạt).
- Chống sinh sản (cao hạt đu đủ), giảm tinh trùng, không độc và không ảnh hưởng đến tình dục.
- Chống ung thư (cao chiết với cồn ở lá đu đủ), giảm thể tích u báng, giảm sự tăng sinh khối u và mật độ tế bào ung thư.
Tính vị, công năng
- Quả đu đủ có vị ngọt, mùi hơi hắc, có tính mát.
- Có tác dụng làm mát gan, nhuận tràng, tiêu đờm, giải độc, tiêu thũng
Công dụng quả đu đủ Việt Nam
- Quả đu đủ chín: Bổ dưỡng, giúp tiêu hóa, nhuận tràng. Trẻ em ăn đu đủ chín sau khi ăn cơm chiều, từ 7 - 10 ngày trở lên, thấy sổ ra nhiều lãi kim.
- Quả đu đủ xanh:
+ Đu đủ non, bổ đôi, hơ lửa cho nóng, chườm chỗ sưng đau. Hầm chân giò heo lợi sữa.
+ Đu đủ xanh già: nấu nhuyễn, ăn trước 2 bữa ăn chính. Hoặc tán xay thành bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 - 2 muỗng cà phê, chữa đầy bụng khó tiêu.
- Lá đu đủ:
+ Lá tươi giã nát, gói vào miếng gạc, đắp thái dương, chữa đau đầu.
+ Nước sắc đặc lá đu đủ có tính sát trùng, rửa vết thương, tẩy vết máu trên vải.
+ Lá đu đủ bọc thịt dai, cứng trong vài giờ, khi hâm thịt chóng nhừ.
+ Dân gian sắc 2 - 7 lá đu đủ tươi loại bánh tẻ với nước, uống chữa ung thư.
+ Nhựa mủ lá đu đủ bôi chữa chai chân, hột cơm, tàn nhang, hắc lào mới phát, eczema, vẩy nến.
+ Đắp lá đu đủ trị mụn nhọt, sưng tấy.
- Hoa đu đủ: trị ho trẻ em. Hoa đu đủ đực tươi (10 - 20g) trộn đường, đường phèn, mật ong, hấp cách thủy (hoặc hấp cơm).
- Rễ đu đủ: chữa băng huyết, sỏi thận, rắn cắn.
Kiêng kỵ: phụ nữ có thai, người có hội chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
Điều ít ngờ từ trái bồ kết

Bồ kết có tên khoa học là Gléditschia australis hemsl. Ngoài tác dụng gội đầu cho sạch gàu, xanh tóc, bồ kết còn có thể dùng để trị một số bệnh rất hiệu quả.
Quả bồ kết (tạo giác): có tác dụng tiêu đờm, sát trùng, thông khiếu.Để trị chứng trúng phong, cấm khẩu (không phải do tổn thương tại não bộ như xuất huyết não...): dùng một quả bồ kết đốt cháy, hơ trước mũi bệnh nhân, hoặc nướng bồ kết cho vàng (đừng để cháy) tán thành bột mịn, lấy khoảng 0,5 - 1 gr bột thổi nhẹ vào mũi. Nếu chỉ là ngất xỉu thôi thì bệnh nhân sẽ hắt hơi và tỉnh ngay.
Để sát trùng không khí (người xưa thường gọi là trừ tà): dùng cả quả bồ kết, không kể số lượng (tùy theo khu vực sát khuẩn lớn hay nhỏ), nướng trên than hồng, để phía đầu gió (hoặc dùng quạt) cho hơi bồ kết phả vào trong nhà hoặc khu vực định sát trùng, sẽ có tác dụng khử được một số vi khuẩn, (được biết vừa qua, trong đợt cúm gia cầm để đề phòng cúm cho cán bộ công nhân viên và bệnh nhân, Bệnh viện Y học nhiệt đới cũng dùng phương thức này).
Theo bác sĩ Trần Danh Tài - Chủ tịch Hiệp hội Đông y Lâm Đồng thì vào mùa lạnh hay dịp xuân hè, bệnh cúm thường xuất hiện, nếu làm như trên sẽ có tác dụng phòng ngừa được cúm.
Hiện nay bệnh cúm gia cầm hay xuất hiện, người dân nên áp dụng cách này, làm sao cho hơi bồ kết phả vào khu vực chăn nuôi sẽ có tác dụng làm cho đàn gia cầm tránh được cúm. Thời gian sử dụng: nên làm 2 lần/ngày (sáng và tối) và làm hằng ngày cho đến khi hết dịch.
Đối với người bị hen, suyễn: có hai cách dùng: Sắc uống hằng ngày: 0,5-1 gr, có thể kết hợp với một số vị thuốc khác để tăng hiệu quả; hay ngâm rượu: bồ kết 1/2 quả nướng vàng ngâm với 50 ml rượu, để chừng 30 phút, gạn lấy nước, uống một lần, áp dụng trong 3-5 ngày.
Cách này rất hiệu quả, nhưng sau khi uống bệnh nhân sẽ bị say và ho khạc ra rất nhiều đờm, kéo dài hàng 3-4 giờ, người rất mệt.
Vì vậy những bệnh nhân thể lực yếu, không biết uống rượu hoặc có các bệnh về tim mạch kèm theo thì không nên dùng phương thức này. Tốt nhất khi dùng cần được thầy thuốc theo dõi. Sau khi uống khoảng 2-3 giờ, cho bệnh nhân ăn cháo đậu xanh loãng để giã thuốc.
Hạt bồ kết (tạo giác tử): có tác dụng thông đại - tiểu tiện, điều trị mụn nhọt. Cách dùng cho táo bón: 5-10 gr hạt bồ kết, sắc với 100 ml nước còn 50 ml, uống một lần. Có thể sao vàng, tán thành bột mịn, hòa trong 100 ml nước thụt vào hậu môn. Đối với mụn nhọt: 5-10 gr hạt bồ kết, sao vàng, tán mịn, rắc vào vết thương sau khi đã vệ sinh.
Gai bồ kết (tạo giác thích): có tác dụng điều trị dị ứng, phù thủng và lợi sữa. Cách dùng 5-10 gr gai bồ kết, sắc uống (có thể kết hợp với một số vị thuốc khác hoặc dùng độc vị cũng có hiệu quả).

Không có nhận xét nào: